
Khi thời tiết thay đổi hoặc sức đề kháng giảm thì việc cảm cúm, cảm lạnh là tình trạng thường xuyên xảy ra. Lúc này, mọi người thường tìm đến các phương pháp dân gian để giảm sự khó chịu bên cạnh việc nghỉ ngơi và dùng thuốc theo chỉ định. Trong đó, xông hơi là một liệu pháp truyền thống được sử dụng phổ biến và đạt hiệu quả nhanh chóng. Hãy cùng Phòng xông hơi Bắc Hưng tìm hiểu chi tiết về các cách xông hơi giải cảm đúng cách tại nhà an toàn và khoa học nhất.
Lợi ích khi xông hơi giải cảm
- Xông hơi khi bị cảm là một phương pháp phổ biến, giúp mang lại cảm giác dễ chịu và tác động tích cực đến quá trình hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, đã đạt được những lợi ích tối đa của phương pháp này, cần phải biết xông hơi giải cảm đúng cách.
- Hỗ trợ giảm nghẹt mũi, thông đường hô hấp: Hơi nước nóng mang theo tinh dầu từ thảo dược khi được hít vào, giúp làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp. Quá trình này giúp dịch nhầy được loại bỏ, làm giảm nhanh tình trạng tắc nghẽn, sổ mũi, giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn đáng kể.
- Hỗ trợ đào thảo chất độc trong cơ thể: Nhiệt độ từ hơi nước làm tăng nhiệt độ cơ thể, kích thích các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn. Quá trình bài tiết mồ hôi này được cho là giúp cơ thể đào thải một phần độc tố tích tụ ra bên ngoài.
- Thư giãn, giảm mệt mỏi: Hơi nóng từ việc xông hơi giúp các cơ bắp đang co cứng được thư giãn, giảm đau mỏi. Đồng thời, hương thơm tự nhiên giúp mang lại cảm giác thư thái, nhẹ nhõm, giảm sự mệt mỏi cho người bệnh

3 cách xông hơi giải cảm đúng cách tại nhà
Xông hơi khi bị cảm cúm tại nhà là một phương pháp quen thuộc, đã được áp dụng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển, cách xông hơi giải cảm đúng cách tại nhà cũng được đa dạng hơn. Dưới đây là 3 cách xông hơi phổ biến giúp bạn nâng cao và cải thiện sức khỏe mà không phải đến spa.
Cách xông hơi giải cảm đúng cách tại nhà với lá xông
Xông hơi bằng liệu pháp dân gian với các loại lá thuốc quen thuộc đã có từ lâu đời và đây cũng là phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất. Cách xông hơi truyền thống, tác động lên toàn thân, giúp ra mồ hôi nhiều và thư giãn sâu hơn. Đồng thời, việc kết hợp các hương liệu tự nhiên, giúp tăng quá trình tuần hoàn máu, đào thải độc tố.
Trước khi, cần chuẩn bị một số những nguyên liệu, lá thuốc sau trước khi thực hiện quá trình xông hơi:
- Lá thuốc, hương liệu chứa tinh dầu: Cần chuẩn bị đầu đủ các loại lá như lá bưởi, lá chanh, sả, lá bạc hà, gừng,, khuynh diệp hoặc lá tre. Những tinh dầu bên trong các loại lá này có tác dụng là thông thoáng đường hô hấp, làm sạch da.
- Tinh dầu: Để tăng hiệu quả, có thể bổ sung thêm từ 2 – 3 giọt tinh dầu như tinh dầu bưởi, gừng, chanh sả.
- Đun sôi nước: Sử dụng nồi xông có dung tích khoảng 5 – 6 lít, đổ 2/3 nước vào nồi và đun sôi. Sau khi nước gần sôi, bỏ các loại lá đã rửa sạch vào nồi và để sôi thêm 2 – 3 phút trước khi xông.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chọn phòng kín gió, đặt nồi nước lá xuống sàn, phải có đế lót cách nhiệt và đảm bảo nồi không bị nghiêng đổ.
- Bước 2: Người bệnh mặc quần áo mỏng hoặc cởi bỏ bớt, ngồi trên ghế thấp cạnh nồi. Dùng chăn trùm kín từ đầu xuống chân, phủ cả nồi nước xông.
- Bước 3: Mở hé vung nồi từ từ, để hơi nóng bốc lên dần dần, tránh bị sốc nhiệt. Hít thở sâu không khí nóng ẩm mang tinh dầu thảo dược. Cách xông hơi giải cảm đúng cách tại nhà này nên kéo dài trong khoảng 15-20 phút, hoặc đến khi mồ hôi vã ra nhiều và nước bắt đầu nguội.
- Bước 4: Sau khi xông, nên dùng khăn khô lau sạch mồ hôi, thay quần áo khô và nghỉ ngơi ở nên kín gió. Có thể uống nước ấm, ăn cháo nóng để bù nước và giữ ấm cơ thể.

Xông hơi khô tại nhà với thiết bị hiện đại
Xông hơi khô là phương pháp giải cảm sử dụng nhiệt độ khô, thực hiện trong phòng xông gỗ chuyên biệt, có máy tạo nhiệt bằng đá hoặc tia hồng ngoại. Phương pháp xông hơi giải cảm đúng cách tại nhà này được thực hiện với các thiết bị hiện đại, mang đến trải nghiệm khác biệt hơn so với cách xông hơi truyền thống.
- Bước 1: Chuẩn bị phòng xông hơi, bật các thiết bị cần thiết và cài đặt nhiệt độ mong muốn. Nên để nhiệt độ từ 40 – 50 độ C trở lên tùy theo nhu cầu, chờ cho phòng đạt đủ nhiệt.
- Bước 2: Nên tắm sạch và lau khô cơ thể trước khi vào phòng xông. Cần tháo bỏ trang sức, kính mắt và có thể quấn khăn tắm hoặc mặc đồ mỏng chuyên dụng.
- Bước 3: Bước vào phòng xông, chọn vị trí ngồi hoặc nằm thoải mái nhất. Sau đó, nhắm mắt, thư giãn và hít thở đều, thời gian lý tưởng là ào 15 – 20 phút.
- Bước 4: Kết thúc quá trình nên ra khỏi phòng xông một cách từ từ. Nghỉ ngơi ở nhiệt độ phòng thường để cơ thể dần thích ứng trở lại, có thể tráng lại bằng nước mát sau khi đã hạ nhiệt hoàn toàn.
- Bước 5: Cần bổ sung nhiều người để bù lại lượng chất lỏng đã mất qua tuyến mồ hôi. Sau đó, tiếp tục nghỉ ngơi để cơ thể dần hồi phục trở lại.

Cách xông hơi với phương pháp hơi nước
Xông hơi ướt sử dụng hơi nước nóng ẩm với độ ẩm cao gần như 100%, rất tốt cho đường hô hấp. Đây cũng là một cách xông hơi giải cảm đúng cách tại nhà hiệu quả với thiết bị phù hợp.
- Bước 1: Bật máy tạo hơi nước, cài đặt nhiệt độ thường khoảng 40 – 45 độ C và thời gian xông mong muốn. Có thể thêm vài giọt tinh dầu vào hộp chứa chuyên dụng của mát, giúp tăng hiệu quả thông mũi, sát khuẩn.
- Bước 2: Sau khi hơi nước phủ đầy phòng, có thể tắm sạch cơ thể trước khi vào xông. Nên mặc những trang phục mỏng hoặc quấn khăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bước 3: Bước vào phòng xông ướt, hít thở sâu và đều để hơi nước ẩm làm dịu đường hô hấp. Ngồi thư giãn trong khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 4: Ra khỏi phòng xông, lúc này hơi nước sẽ ngưng tụ trên da, cần dùng khăn lau khô. Nghỉ ngơi ở nhiệt độ phòng để cơ thể ổn định trở lại.
- Bước 5: Uống nước ấm để bù nước kịp lúc, mặc quần áo khô thoáng. Nên tránh ra gió lạnh ngay sau khi xông.

Lưu ý khi xông hơi giải cảm đúng cách tại nhà
Việc xông hơi giải cảm không hề khó khăn mà nó còn rất đơn giản với những lợi ích bất ngờ. Tuy nhiên, để xông hơi giải cảm đúng cách tại nhà an toàn, phát huy chính xác công hiệu thì cần phải tuân thủ những lưu ý sau:
- Đối tượng không nên xông: Không xông hơi cho người đang sốt cao trên 38 độ C, sốt siêu vi, sốt xuất hiện. Người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh ngoài da, phụ nữ có thai, suy nhược nặng, trẻ dưới 12 tuổi. Ngoài ra, còn còn rất nhiều đối tượng khác cần phải cẩn thận trước khi thực hiện phương pháp xông hơi.
- Thời gian và tần suất: Mỗi lần xông chỉ nên kéo dài từ 10 – 15 phút, không nên xông quá lâu vì có thể gây mất nước, mệt mỏi, rối loạn điện giải. Tần suất xông tối đa khoảng 2 – 3 lần/ngày và nên dừng nếu không thấy cải thiện triệu chứng cảm cúm.
- An toàn trong quá trình xông hơi: Khi xông bằng nồi nước lá, phải đặt nồi chắc chắn, giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng. Luôn đảm bảo có người lớn khỏe mạnh ở bên cạnh nếu người xông là người yếu hoặc lần đầu thực hiện.
- Chú ý sau khi xông: Lau khô người, nghỉ ngơi ở nơi kín gió ít nhất 30 phút đến 1 giờ. Tuyệt đối không được tắm ngay sau khi xông, cơ thể rất dễ nhiễm lạnh, cực kỳ nguy hiểm.
- Bù nước và dinh dưỡng: Uống một cốc nước ấm, có thể pha thêm chút muối hoặc mật ong, giúp bù lại lượng nước đã mất. Ăn nhẹ một bát cháo hành để giữ ấm và tăng hiệu quả giải cảm.

Bài viết trên đã chia sẻ về 3 cách xông hơi giải cảm tại nhà hiệu quả với những phương pháp quen thuộc, hiện đại. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và đều hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả nhờ hơi nước và tinh dầu thảo dược. Nếu bạn đang có hứng thú và yêu thích việc thư giãn bằng cách xông hơi thì hãy liên hệ với BHSAUNA để tìm hiểu về cách lắp đặt và thiết kế đơn giản ngay tại nhà.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0916.444.879
- Website: https://bhsauna.com/
- Email: info@bhsauna.com
Xem thêm:
- Cách tự thi công phòng xông hơi ướt đơn giản, ít tốn kém
- Phòng xông hơi khô là gì? Các thành phần cấu tạo cơ bản nên phòng xông hơi