Phòng xông hơi hoạt động dựa trên nguyên lý tạo nhiệt và độ ẩm nên cũng là môi trường lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn… phát triển. Do đó, việc sử dụng vật liệu chống ẩm cho phòng xông hơi là yếu tố then chốt trong việc bảo vệ sức khỏe của người sử dụng cũng như quyết định độ bền của phòng xông hơi. Để biết chi tiết loại vật liệu chống ẩm nào tốt cho phòng xông hơi, hãy khám phá ngay tại bài viết.
Các loại vật liệu chống ẩm phổ biến cho phòng xông hơi
Để lựa chọn loại vật liệu chống ẩm phổ biến cho từng loại phòng xông hơi, bạn có thể tham khảo một số loại dưới đây:
Gỗ thông Phần Lan – Vật liệu “quốc dân” cho phòng xông khô
Gỗ thông Phần Lan có tên tiếng Anh là ThermoWood Pine. Đây là loại gỗ tự nhiên được khai thác từ rừng thông Bắc Âu, có vân gỗ mịn và đều màu.
Sau khi được khai thác, gỗ thông Phần Lan sẽ được xử lý theo công nghệ nhiệt cao khoảng 180 – 220 độ C trong thời gian dài nhằm loại bỏ hoàn toàn nhựa gỗ và độ ẩm trong lõi gỗ. Do đó, ưu điểm của loại vật liệu này là:
- Cứng cáp, bền chặt;
- Có khả năng chống lại độ ẩm, nấm mốc, mối mọt một cách tuyệt vời;
- Mùi hương tự nhiên, dễ chịu tạo cảm giác thư giãn, thoải mái;
- Cách nhiệt tốt, không gây bỏng khi tiếp xúc;
- Có màu sắc sang trọng, tính thẩm mỹ cao.
Do đó, người ta thường dùng gỗ thông Phần Lan để ốp trần, tường, sàn và làm ghế ngồi trong phòng xông hơi khô.

Gỗ chịu nhiệt Aspen
Gỗ Aspen (hay còn gọi là gỗ dương) cũng là một loại vật liệu chống ẩm cho phòng xông hơi khá tốt. Loại gỗ này có khả năng cách nhiệt tốt, nhẹ và được sử dụng trong các công trình cao cấp.
Ưu điểm của gỗ chịu nhiệt Aspen là: An toàn cho sức khỏe bởi gỗ này không chứa nhựa cây; chịu được nhiệt độ và độ ẩm cao; có độ bền cao mà lại khá dễ gia công. Do đó, người ta thường dùng gỗ Aspen để ốp nội thất phòng xông hơi hoặc các chi tiết khác cần gia công đặc biệt trong phòng xông hơi.

Gạch mosaic
Gạch mosaic là sự lựa chọn tuyệt vời cho phòng xông hơi ướt trong việc chống nước tuyệt đối và dễ dàng vệ sinh. Không dừng ở đó, gạch mosaic còn tạo điểm nhấn trang trí vô cùng độc đáo cho phòng xông hơi của bạn.
Ưu điểm của loại vật liệu này là khả năng chống ẩm, dễ lau chùi; màu sắc hoa văn đa dạng, có tính thẩm mỹ cao; chống trơn trượt nếu dùng loại gạch nhám. Do đó, vật liệu này thích hợp để ốp tường, trần và sàn phòng xông hơi ướt.

Tấm nhựa PVC chống ẩm
Tương tự như gạch mosaic, tấm nhựa PVC chống ẩm cũng là một vật liệu chống ẩm cho phòng xông hơi tốt bởi vật liệu nhân tạo này có khả năng chịu nước tuyệt đối và dễ thi công mà chi phí lại phải chăng.
Ưu điểm lớn nhất của tấm nhựa PVC là kháng nước, chống ẩm mốc; trọng lượng nhẹ; dễ lắp đặt. Nhựa PVC thường được mô phỏng vân gỗ, đá nên có tính thẩm mỹ cao và được ứng dụng để ốp trần, tường phòng xông hơi ướt.

Vữa chống thấm và sơn epoxy
Đây là hai vật liệu giúp ngăn nước xâm nhập vào kết cấu của lớp nền trên tường phòng xông hơi và tăng độ bám dính cho lớp vỏ tường bên ngoài hoàn hảo. Ưu điểm của vữa chống thấm và sơn epoxy là bám dính tốt trên bề mặt xi măng hoặc bê tông; chống ẩm và chống nấm mốc tốt; dễ vệ sinh.
Do đó, vật liệu này thường được sử dụng làm lớp lót chống thấm cho sàn và tường của phòng xông hơi ướt và phòng xông hơi khô trước khi thực hiện ốp lát.

Lưu ý gì khi chọn vật liệu chống ẩm cho phòng xông hơi?
Trong thiết kế và thi công phòng xông hơi, bạn cần lựa chọn vật liệu chống ẩm phù hợp với từng công dụng, nguyên tắc hoạt động riêng của từng phòng. Trong đó, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Căn cứ vào loại phòng xông hơi để tìm vật liệu chống ẩm phù hợp. Ví dụ phòng xông hơi khô sẽ thích hợp với sử dụng các loại gỗ và phòng xông hơi ướt sẽ thích hợp với gạch hoặc PVC.
- Cần ưu tiên các loại vật liệu có độ bền và khả năng chống ẩm tốt hơn. Ví dụ các vật liệu đã qua xử lý chuyên dụng sẽ có khả năng chống ẩm và chịu nhiệt cao hơn các loại khác.
- Lựa chọn vật liệu chống ẩm phù hợp với phong cách trang trí của từng phòng xông hơi, đảm bảo phong cách thẩm mỹ thống nhất.
- Lựa chọn loại vật liệu phù hợp với khả năng tài chính của bản thân nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sẽ mang đến hiệu quả xông hơi tốt nhất cũng như tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng về sau.
Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết rõ các loại vật liệu chống ẩm cho phòng xông hơi của mình. Hãy cân nhắc lựa chọn vật liệu phù hợp với nhu cầu của mình để có được một không gian xông hơi lý tưởng cho bạn thoải mái thư giãn, phục hồi sức khỏe.
Xem thêm:
- Top 99+ phòng xông hơi khô nhập khẩu chính hãng cho gia đình
- Top 100+ mẫu phòng xông hơi ướt hiện đại chất lượng cao 2025